Friday, October 18, 2013
xem phim han quoc moi nhat
xem phim han quoc moi nhat Tôi không đọc một quyển sách, tôi không xem một tờ báo. Mực đối với tôi có một mùi nồng như một mùi thuốc tím ở nhà thương. Tôi ít nhất phải nghe thấy ai nói "Cái tờ ấy mới viết mà đã làm cho mọi người chú ý" hay "Nghệ thuật của ông nọ tinh vi lắm, làng văn hiện đại có thể kể làm một hy vọng được". Anh ơi, anh thử nhắm mắt lại mà tưởng tượng xem tôi thế nào. Anh không thể tưởng tượng được, vì anh có là tôi đâu mà biết được sự đau khổ của một kẻ chỉ sống vì văn chương cùng cán bút mà đột nhiên lại sợ cán bút không dám cầm, thù ghét văn chương đến nỗi không dám nói. Cũng may, cái bệnh ấy tôi chỉ mắc phải có ít lâu thì khỏi. Đến bây giờ tôi cũng chưa hiểu nó đã khỏi bằng cách gì; chỉ biết rằng đến mùa xuân năm ấy tôi tự nhiên thấy có can đảm cầm lấy bút viết một bài xã luận cho một tờ báo văn chương, chính trị. Bài ấy đối với dư luận ra thế nào, tôi không rõ. Riêng tôi, tôi thấy rằng lúc cầm bút viết, tôi có vẻ một người đàn bà môi đã thôi đỏ, răng đã thôi bóng mà má thì răn, mà mắt thì mờ, một buổi sáng hiền lành ngồi giở gương ra điểm phấn thoa son lại. Những nét răn trên má và ở đuôi mắt, son phấn không thể che đậy được. Nhưng dù sao cái nhan sắc thuở xưa vẫn còn ở đầu mắt cuối mày: mùa đông dù u tối đen buồn đến đâu cũng không thể che lấp hết những cái đẹp não nùng đậu ở trên ngọn nước hay cành cây của một mùa thu êm ái. Cái danh vọng của tôi có thể cứ như thế kéo dài ra thêm chút nữa nếu không có việc này xảy ra: Một ngọn gió mới từ phương xa thổi lại, bứt hết cả những cái lá đau ngực của cây văn chương buổi cũ. Người ta cải cách hết: cải cách từ tư tưởng cho đến cả giọng văn; người ta cải cách lối viết đến cách trình bày ý nghĩ. Thiên hạ trọng những người trẻ có bầu máu nóng, độc giả ưa những chuyện hợp với tình trạng mới của xã hội nước nhà. Tôi không theo kịp được nữa rồi bởi vì tôi đã đứng im lâu quá, hay là tôi không biết chiều theo thị hiếu của quốc dân bạn đọc? Đã đành là muốn được nổi tiếng bây giờ, người ta phải có cơ quan dư luận trong tay, người ta phải quảng cáo, người ta cần làm ầm ĩ... Anh ơi, anh quý của tôi ơi, bạn anh đã đến, nhưng đã đến một cách im lặng quá. Y không có cơ quan dư luận nào trong tay cả, bởi vì bao nhiêu chủ báo đã bỏ y rồi; y bắt chước những bực tiền bối chỉ trông vào ở sức mình, ở tài mình mà thôi. Một nhà xuất bản mới ra in một cuốn sách của y vừa soạn. Không có một nhà phê bình nào nói đến. Y tặng họ một cuốn. Y bị người ta viết một bài chê bai. Cuốn sách ấy ế, độc giả viết thư về trách. "Thế rồi thì là hết. Như lời nhạc sĩ Ludovic Breitner đã nói, cái vòng thắt chặt lại, không thương xót".
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment